.

Photobucket

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Mừng Kỷ niệm 5 năm thành lập chùa Nguyễn Huệ Xóm Tiêu


 Mừng Kỷ niệm 5 năm thành lập chùa Nguyễn Huệ Xóm Tiêu
GĐPT Nguyễn Huệ có nơi sinh hoạt, đào luyện thế hệ trẻ tiếp nối mục đích lý tưởng GĐPT cũng là nhờ sự quan tâm giúp đỡ Đại Đức Thích Giác Hạnh trú trì chùa Nguyễn Huệ Xóm Tiêu thành phố Quy Nhơn. Đêm nay vào lúc 19giờ 30 ngày 23/12/2012 nhằm ngày 11/11 Nhâm Thìn GĐPT Nguyễn Huệ tổ chức một đêm văn nghệ là để tỏ lòng hân hoan mừng chùa Nguyễn Huệ Kỷ niệm 5 năm cũng là tỏ lòng tri ân  Ban Trị sự Phật Giáo tỉnh nhà, các Cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ, Nhờ Chư Tôn Đức, Thiện Nam Tín Nữ Phật tử trong và ngoài nước đã giúp tài lực.Ngôi chùa nhỏ xóm Tiêu được khang trang thanh tịnh  như ngày nay

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Lễ Hiệp Kỵ GĐPT Huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định

Lễ Hiệp Kỵ GĐPT Huyện Hoài Nhơn
"Cây có cội mới đâm chồi nảy lộc 
Nước có nguồn mới biển rộng sông sâu" 
Con người có tổ có tông, Uống nước nhớ nguồn là đạo lý của dân tộc Việt Nam. Đạo lý ấy đã thấm sâu vào tâm khãm của người Phật tử chính vì lẻ đó GĐPT Huyện Hoài Nhơn đã long trọng tổ chức Lễ Hiệp Kỵ để tưởng niệm Giác Linh, Hương linh, Chư vị sáng lập viên, Ban bảo trợ , Huynh trưởng và đoàn sinh quá cố vào lúc 8 giờ 00 ngày 23/12/2012 nhằm ngày 11/11Nhâm Thìn tại chùa Quang Phước Huyện Hoài Nhơn

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Có Tâm thì phải có Tầm nhìn xa

Có Tâm thì phải có Tầm nhìn xa
Có Tâm thì phải có tầm nhìn xa, đây là cách nói ngoài đời,  nói theo giáo lý Phật có Bi thì phải có Trí, Dũng. Chúng ta có Tâm từ Bi nghĩ đến tầng lớp thanh thiếu đồng niên tin Phật mà Đào tạo Huấn Luyện cho họ trở thành phật tử chân chánh. Góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội, để họ tiếp nối chúng ta mai sau “Không có thành tựu to lớn nào mà không đề cập đến hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta ngày mai”. Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng Đào tạo và Huấn luyện , tưới tẩm Đạo Pháp như thế nào?

Báo cáo kết quả khảo sát bậc Lực năm thứ nhất (2012)

Báo cáo kết quả khảo sát bậc Lực năm thứ nhất (2012)

 Nguồn trích dẫn  http://giadinhphattu.vn/index.php/news/Tin-tuc/Bao-cao-ket-qua-khao-sat-bac-Luc-nam-thu-nhat-2012-1344/

Ban điều hành Bậc Lực IV Trung ương vừa chuyển trình báo cáo kết quả năm thứ 1 về Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương. Kết quả đã có 240 học viên trúng cách được cấp giấy chứng nhận năm thứ nhất.


 I.- TÌNH HÌNH CHUNG:
1.- Ban Điều hành lớp học Huynh trưởng bậc Lực IV được đề cử tại Hội nghị Thường trực Phân ban GĐPT Trung ương do quyết định số : 003/QĐ/GĐPT/TW.ngày 16tháng3 năm 2012 của Phân ban GĐPT Trung ương (gồm 12 thành viên)
           2.- Ban Điều hành Trung ương đã thông báo tuyển học viên và quy định về tổ chức, điều hành từ Trung ương đến các tỉnh, thành với các chi tiết được công bố cụ thể về thời gian, điều kiện (kể cả các trường hợp thiếu điều kiện có lý do chính đáng như : các tỉnh, thành chưa thành lập Phân ban GĐPT nhưng có lực lượng Huynh trưởng nòng cốt, thâm niên và uy tín …)
            3.- Với số lượng học viên các Phân ban tỉnh thành đăng ký dự học đến ngày tổ chức thi kết khóa năm thứ nhất là :
            * Số học viên đầy đủ hồ sơ : 318 học viên
            * Số lượng còn thiếu hồ sơ ( thiếu 1 trong các điều kiện như :cấp Tín, Bậc Định, CC Huyền trang gồm các tỉnh, thành miền Đông miền Tây Nam bộ. Trong đó có TP. Đà Nẵng 2 học viên, tỉnh Quảng Ngãi  01 học viên thiếu cấp Tín))là : 39 học viên

Công cử thành phần nhân sự Ban Đại Diện GĐPT/ TP Quy nhơn

Công cử thành phần nhân sự Ban Đại Diện GĐPT/ TP Quy nhơn
Cuộc họp mở rộng toàn Ban Huynh Trưởng GĐPT/TP Quy Nhơn Vào lúc 8giờ 30 ngày 11/11/2012 tại Hội trường Tổ Đình Minh Tịnh 35 Hàm Nghi thành phố Quy Nhơn. Cuộc họp Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ 2007-2012 và Tuyên bố kết thúc nhiệm kỳ, công cử thành phần Ban Đại Diện GĐPT Quy nhơn nhân sự nhiệm kỳ 2012-2017. Có 8 đơn vị có mặt Kỳ Hoàn, Phú Thọ,  Liên Hoa, Linh Sơn, Nguyễn Huệ, Hiển Nam, Xá Vệ, Phước Hưng vắng 2 đơn vị Hương Mai, Sơn Long

Tiễn đưa linh cửu Gia Trưởng GĐPT Liên Hoa (Quy Nhơn)

Tiễn đưa linh cửu Gia Trưởng GĐPT Liên Hoa (Quy Nhơn)
Tiễn đưa linh cửu Gia Trưởng GĐPT Liên Hoa  (Quy Nhơn)
Bác Nguyễn Minh Tân  Pháp danh Quảng Thông Gia trưởng GĐPT Liên Hoa đã mất vì tai nạn giao thông. Anh Chị Em áo lam chúng tôi nghe được tin ngấn lệ thương tiếc. GĐPT Liên Hoa không duy trì sinh hoạt, Bác Tân là một phật tử nhiệt tình mọi Phật sự của chùa Liên Hoa, được nhiều người kính mến chính vì thế GĐPT Liên Hoa mời Bác làm Gia trưởng , Bác là người đứng mũi chịu sào động viên khích lệ các em đi sinh hoạt, Bác nhận thấy để hiểu rõ tâm lý và nguyện vọng của đoàn sinh, Gia trưởng phải là một Huynh Trưởng

Đêm trung thu GĐPT Nguyễn Huệ 2012

Đêm trung thu GĐPT Nguyễn Huệ 2012
Đêm trung thu GĐPT Nguyễn Huệ 2012
Việt nam đất nước thân yêu chúng ta có rất nhiều ngày tết
  Ngày rằm Tháng tám là ngày Tết Trung Thu còn gọi là
  là ngày tết Thiếu nhi. Đêm nay trong không khí rạng ngời hân hoan tại sân chùa Nguyễn Huệ Thân yêu, một chương trình Trung Thu rất vui tươi và ấm áp, xuất phát từ trái tim chân thành của những người Phật tử thực hiện hạnh Từ Bi của Đức Phật , mục đích  phục vụ cho các em thiếu nhi được hưởng mùa tết Trung thu vui vẻ, cũng là giúp vơi đi nỗi buồn cho những em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi tàn tật, giúp các bạn hoà đồng vào xã hội, là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ, là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn cha mẹ, để mọi người tỏ lòng săn sóc, tạo niềm an vui thân mật với nhau, Đó là lý do đêm Trung thu hôm nay

Đại hội Đại biểu Phật giáo Bình Định nhiệm kỳ V (2012 - 2017)

Đại hội Đại biểu Phật giáo Bình Định nhiệm kỳ V (2012 - 2017)

Nguồn trích dẫn http://www.phatgiaobinhdinh.com/page/home.ml?mod=49&id=867
  TIN TỨC NỔI BẬT

       Đúng 7 giờ 30 phút Ban tổ chức Đại hội tác bạch cung nghinh Chư Tôn Giáo phẩm chứng minh quang lâm Đại hùng bảo điện Tổ đình Long Khánh niệm hương bạch Phật. Sau đó cung nghinh Chư Tôn Giáo phẩm quang lâm hội trường. 
Ban cung nghinh cung rước Chư tôn giáo phẩm quang lâm hội trường

ĐẠI LỄ VU LAN-BÁO HIẾU CHÙA NGUYỄN HUỆ

ĐẠI LỄ VU LAN-BÁO HIẾU CHÙA NGUYỄN HUỆ
  Mùa Vu lan báo hiếu còn là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt nam, đậm đà tinh thần hiếu đạo, tinh thần cội nguồn, tinh thần nhớ ơn và trả ơn. Mùa Vu lan báo hiếu còn nhắc nhở chúng ta đạo làm người, đạo hiếu với Thầy Tổ là những người cắt Ái ly gia vững bền chí nguyện độ sanh, xả phú cầu bần, nguyện khai đám ruộng phước để chúng sanh gieo duyên nhập đạo, xả thân cầu đạo không luyến ái chấp thủ , sân si. Tất cả vì lợi lạc quần sanh, không cầu sự giải thoát thanh nhàn cho riêng mình,đạo hiếu kính ông bà tổ tiên Cha Mẹ người đã tạo cho ta một vóc dáng hình hài và thừa truyền cho ta một di sản tinh thần. Vu lan cũng là mùa tôn vinh cầu nguyện, của những đoá hồng đỏ thắm, vinh dự cài lên áo ai diễm phúc còn mẹ ở trên đời để được yêu thương trân trọng, và cũng còn là mùa của những đoá hoa màu trắng đơn côi được lặng lẽ cài lên áo ai bất hạnh không còn mẹ ở đời.
Đây là hình ảnh mùa Vu Lan tại chùa Nguyễn Huệ
Chứng minh Đại lễ Vu Lan tại chùa Nguyễn Huệ ( Đại Đức Thích Giác Hạnh Uỷ viên Ban Đại Diện Phật Giáo thành phố Quy Nhơn) cùng chư Tôn Đức


NGÀY HIẾU GĐPT NGUYỄN HUỆ

NGÀY HIẾU GĐPT NGUYỄN HUỆ
 Cha mẹ là người sinh ra vóc dáng hình hài, và thừa truyền cho ta một di sản tinh thần không nhỏ Bởi vậy nên tổ chức GĐPT-VN để thực hiện hội hiếu là muốn nhấn mạnh cho Huynh trưởng đoàn sinh trong tổ chức rằng, con cái phải hết lòng vâng lời Cha mẹ khi còn nhỏ, và dốc lòng phụng dưỡng báo đền khi trưởng thành. Đây không phải là một trách nhiệm hay bổn phận mà là một thiên chức, có đạo vị ngọt ngào tưới tẩm dòng sinh mệnh của chính mình. Phật dạy “ Hiếu hạnh là Phật hạnh, hiếu tâm là Phật tâm” Hội hiếu  nêu bật tình Mẹ nghĩa Cha cần giữ gìn và phát triển trong ĐẠO LÝ‎ LÀM NGƯỜI. GĐPT Nguyễn Huệ thực hiện ngày HIẾU để nâng cao sứ mệnh đào luyện Thanh Thiếu Đồng niên, phát triển niềm tin vào tổ chức GĐPT
Sau đây là hình ảnh ngày hiếu GĐPT Nguyễn Huệ
Đại Đức Thích Giác Hạnh Uỷ Viên Ban đại diện Phật Giáo thành phố Quy Nhơn, Cố vấn Giáo Hạnh GĐPT Nguyễn Huệ chứng minh buổi lễ, niệm Phật cầu gia bị
Chị Quảng Bạn Nguyễn Thị Thương (Liên đoàn trưởng GĐPT Nguyễn Huệ nói Ý nghĩa ngày HIẾU

"Trên bàn thờ nhìn ra, bên trái là tượng trưng cho phương đông, phương của Cha mẹ, biểu tượng này là một bình hoa . Hoa được chọn để cắm lên bình là hoa đẹp. khi cái đẹp được hoàn mãn ta mới chọn để cắt hay mua về cắm lên bình, cũng chính lúc ấy đời hoa bắt đầu tàn tạ và dần dần héo úa. Tình người là vậy, khi đã ‎nhận được tình cha nghĩa mẹ, thường là lúc ấy Mẹ cha đã không còn hoặc còn mà không đầy đủ, và thời gian còn lại chẳng bao lâu. Người xưa từng có câu “ Nuôi con mới biết công ơn Cha Mẹ ” cho nên muốn sống xứng đáng nên người, mai sau không nuối tiếc , hãy đối xử mọi người như tấm lòng cha Mẹ đối với con cái. Nghĩa là mỗi người nên là một cành hoa, đó là cành hao Đạo. Thế giới sẽ hoà bình, không còn chiến tranh hận thù
          Hãy nhìn xem Ông Bà là người đã sinh thành nuôi dạy Cha Mẹ ta nên người. Cha Mẹ ta tuy già nhưng Ông Bà vẫn xem Cha Mẹ ta như con bé, vẫn trông chờ khi đâu xa chưa về, lo lắng xót xa khi đau ốm . Hằng ngày Cha mẹ đi làm , lại lo lắng săn sóc chúng ta với những cử chỉ nhân từ đôn hậu Cho nên hiếu với Cha Mẹ Ông Bà là một hành động mang tính nhân bản tất yếu trong cuộc đời
Hiếu với Thầy Tổ  
Chúng ta luôn luôn hiếu với thầy tổ
Tổ Tổ lưu truyền đều là những người cắt Ái ly gia vững bền chí nguyện độ sanh, xả phú cầu bần, nguyện khai đám ruộng phước để chúng sanh gieo duyên nhập đạo, xả thân cầu đạo không luyến ái chấp thủ , sân si. Tất cả vì lợi lạc quần sanh, không cầu sự giải thoát thanh nhàn cho riêng mình. Nêu gương tốt, thể hiện hạnh lành, săn sóc hướng dẫn ta đêm ngày học đạo. Do vậy mà đệ tử phải hiếu kính vâng lời , phụng dưỡng Tôn Sư Thầy Tổ
          Phải thấy con đường của Thầy Tổ là con đường xả Kỷ vị tha, con đường của yêu thương hoà bình và lợi lạc, con đường của hoà hợp nhân bản, xây dựng phát triển đùm bọc chở che nhau trong chánh niệm tỉnh thức. Con đường của tuyệt đỉnh văn minh tiến bộ , công bằng và bình đẳng......."
 

Anh Chị Em GĐPT Nguyễn Huệ đãnh lễ sám hối lỗi lầm của mình , Cha Mẹ hoan hỷ nạp thọ và tha thứ cho những lỗi lầm sai quấy đã vấp phải, chân thành tri ân, dốc lòng báo đền. Cầu xin Tam bảo từ bi gia hộ Cha Mẹ được an khang, sống lâu ngoài trăm tuổi


Đại diện đoàn sinh phát biểu cảm tưởng
“ Con xin đê đầu đãnh lễ để tỏ lòng  tri ân Đại Đức Cố vấn Giáo Hạnh GĐPT Nguyễn Huệ, Quí Bác, Quí Anh chị Huynh Trưởng đã dạy cho con giáo lí Phật, tập cho con thực hành giáo lí Phật giáo để  chúng con trở thành con ngoan, trò giỏi, hiếu với Thầy Tổ ,Ông Bà Cha Mẹ, …”
Đạo từ Đại Đức Cố vấn Giáo hạnh GĐPT Nguyễn Huệ
"Hôm nay trong không khí trang nghiêm thắm tình đạo vị Hiếu với Ông Bà Cha Mẹ Và Thầy tổ cần phải nhân rộng khắp nơi cần phải giữ gìn và phát triển......"
Sau lễ HIẾU  Đại Đức phát gạo cho đoàn sinh có hoàn cảnh khó khăn


  

Tiểu luận Đề tài Vạn Hạnh Thiền Sư ( bậc lực năm thứ nhất) của Quảng Hoà

Tiểu luận Đề tài Vạn Hạnh Thiền Sư ( bậc lực năm thứ nhất) của Quảng Hoà
  Tiểu luận : Đề tài Vạn Hạnh Thiền sư

 Vạn Hạnh Thiền Sư đã đi vào lịch sử của đất nước Việt Nam. Không có một lịch sử nào mà không cho ta một bài học qu‎ý giá rút ra từ  kinh nghiệm thực tiễn.Thiền Sư Vạn Hạnh cũng là bài học lớn về tinh thần yêu Đạo Pháp, Dân tộc, tinh thần Từ Bi , Hỷ xã, tinh thần nhập thế, vô ngã, vô chấp , vô bố uý. Để biết được điều ấy chúng ta phải đi sâu vào cuộc đời và sự nghiệp của Thiền Sư, quan điểm chính trị, vai trò đối với đất nước, đối với Phật giáo. Hiểu biết Thiền Sư Vạn Hạnh là một việc hết sức cần thiết đối với thế hệ chúng ta.
Bác Hồ đã từng viết những vần thơ  
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.


            Thiền sư Vạnh Hạnh tên Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh hiện nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) sinh năm 938 mất ngày rằm tháng năm 1025
Năm 21 tuổi xuất gia giáo thọ Thiền Ông Đạo Giả ,chùa Lục Tổ làng Dịch Bảng phủ Thiên Đức.Ngài chuyên tập tu pháp môn “ Tổng trì tam ma địa”Ngài thuộc dòng thiền Pháp Vân Tỳ Ny Đa Lưu Chi đời thứ 12.
Thiền sư Vạn Hạnh đã sống qua 5 triều đại khác nhau từ Dương, Ngô, Đinh, Lê, Lý.Việc hộ quốc dân an được thể hiện rõ nét nhất qua triều Lý
Quan điểm chính trị của Thiền Sư Vạn Hạnh phải đấu tranh như thế nào để cho đất nước có người làm chủ. Chỉ khi nào đất nước có người làm chủ thì Phật Giáo phát triển và hưng thịnh. Lợi ích Phật giáo đã phụ thuộc hoàn toàn vào lợi ích của dân tộc. Phật Giáo không thể phát triển bên ngoài dân tộc và càng không thể hưng thịnh khi dân tộc mất chủ quyền. Vai trò Phật giáo, để đất nước phát triển là đấu tranh cho đất nước có chủ quyền, hộ pháp cho đất nước gắn liền với dân tộc. Hoằng pháp giáo dục làm tốt đời đẹp đạo, muốn sống đạo là phải thực hiện nghĩa vụ đối với đời. Thiền Sư Vạn Hạnh thể hiện qua hành động yểm trợ và tạo điều kiện cho Lý Công Uẩn làm chủ được đất nước chính vì lòng yêu đạo pháp và dân tộc, nhận thấy Lê Long Đĩnh là vị vua tàn ác, truy lạc, không đủ năng lực và uy tín trị nước. Nhận thấy vận nước đang ngàn cân treo sợi tóc, vì dân vì nước muốn cứu quốc khỏi lâm nguy. Thiền sư Vạn Hạnh tung sấm ngôn trong dân chúng. Để nhân dân biết rõ tình hình của triều đình và giới thiệu cho mọi người biết đến Lý Công Uẩn, vị vua kế nhiệm sau cuộc cách mạng thành công. Báo trước cho dân chúng nhà Lý lên ngôi thay nhà Lê. Có bài sấm như thế này:
“Gốc cây thăm thẳm
Bẹ lá xanh xanh
Hoa đào mộc rụng
Thập bát tự thành
Cung Chấn trời hiện
Cung Đoài sao chênh
Khoảng sáu bảy ngày
Thiên hạ thái bình”
Vạn Hạnh còn cho người viết bảng đem treo ngoài đường cái, báo cho mọi người một tin vui
Tật Lê chìm bể Bắc
Hạt ‎ Lý  mọc trời Nam
Bốn phương gươm giáo lặng
Tám cỏi mừng bình an
Bốn câu kệ của Vạn Hạnh thiền sư có ‎ nghĩa Triều đại nhà Lê sẽ chấm dứt thay vào đó là triều đại nhà Lý. Chúng ta càng thấy rõ vai trò lãnh đạo thần kỳ của Vạn Hạnh. Ngài đã chuẩn bị tất cả, tổ chức, vận động từ quan võ cho đến thứ dân. Khi thời khắc chín muồi, thiền sư đã ra tay hành động, vừa để tránh cho dân  tộc khỏi rơi vào vực thẳm, vừa để xây dựng trên đống tro tàn, bạo trị, một lâu đài Việt Nam nguy nga, tráng lệ, một sự nghiệp Việt Nam trường tồn bất tử ngàn năm. Có thể khẳng định, thiền sư Vạn Hạnh là linh hồn của cuộc cách mạng bất bạo động, để xây dựng một đất nước hoàn toàn độc lập. Trên phương diện biện chứng, thì cuộc cách mạng được diễn ra “đúng thời điểm chín muồi” nên đã hoàn toàn thành công mỹ mãn. Cuộc cách mạng đã đi đúng tiến độ của nó, giúp cho đất nước ổn định và thiền sư Vạn Hạnh là người định hướng cho đất nước phát triển trong thời đại mới, mở ra thời kỳ vàng son cho đất nước và Phật giáo. Thiền Sư còn dạy Lý Thái Tổ đã làm tròn trách nhiệm của một ông vua đối với đất nước, thương dân như con, là một người Phật tử thuần thành:  dựng chùa, thỉnh kinh từ Trung Quốc, đúc chuông, tạo tượng, giảng kinh, truyền bá Chánh pháp, xá tội vong nhân... khiến cho cả triều đại nhà Lý bao trùm tinh thần Phật giáo “từ bi hỷ xả”, vừa oanh liệt về chiến công, vừa nhân từ về chính trị. Những việc làm của Lý Thái Tổ yêu nước thương dân và đạo pháp là bản sao của Thiền Sư Vạn Hạnh vì Lý Thái Tổ  được sự nuôi dưỡng dạy dỗ tận tình của Thiền Sư Vạn Hạnh. Trong bước đầu dựng nước, chính Thiền sư đã vạch ra chiến lược lâu dài  tham mưu Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long vào mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất 1010, Đứng trên bình diện thực tế để nhận xét, chúng ta cũng thừa biết Vạn Hạnh rất giỏi về thuật phong thủy, nên Lý Công Uẩn đã nhận ra ngay vị trí chiến lược là dời đô: “Xét cả nước Việt ta nơi đây quả là thánh địa, đủ làm yếu điểm để bốn phương tụ hội, làm thượng đô cho muôn đời” (chiếu dời đô). Đất Thăng Long là nơi nằm ở vị trí giữa đồng bằng sông Nhị, dân cư trù phú, đặc biệt là toàn bộ dân chúng, nhất là vùng này đều thấm nhuần tư tưởng Phật giáo qua nhiều thế hệ. Ngay cả đội ngũ trí thức cũng như quần chúng lao động số đông đều theo Phật giáo,với một tầm nhìn siêu việt, không phải chỉ là việc dời đô đơn thuần mà đó là chiến lược xuyên thế kỷ của thiền sư Vạn Hạnh: Với chiếu dời đô đầy đủ ý nghĩa “nghĩ sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” khẳng định chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc mang tính chất lâu dài và ổn định, mở một chiều hướng mới của lịch sử dân tộc, quyền được sống hạnh phúc trong lãnh thổ toàn vẹn của đất nước, với toàn thể sự sinh hoạt theo phong tục tập quán của nền văn hóa lâu đời của dân tộc mà không bị một thế lực ngoại bang nào chi phối cả. Triều Lý tồn tại lâu nhất trong lịch sử nước Đại Việt. Rõ ràng Vạn Hạnh có vai trò rất lớn đối với đất nước, đạo pháp, dân tộc không những thế Thiền Sư Vạn Hạnh còn có tinh thần Từ bi Hỷ xã, tinh thần nhập thế, vô ngã, vô chấp, vô bố ý Tên Đỗ Ngân âm mưu hại sư, biết trước sự việc,Thiền Sư đưa cho y bài thơ này, thế là hắn hoảng sợ .Chỉ cần một bài thơ mà Vạn Hạnh chặng đứng âm mưu
Thổ, Mộc sanh nhau Cấn với Kim
Vì sao ôm ấp lòng hận phiền
Bấy giờ tôi biết lòng buồn dứt
Thật đến sau này chẳng bận tâm

Ngoài ra bài kệ thị tịch 28 chữ của Thiền sư Vạn Hạnh đọc cho đệ tử nghe trước chùa Lục Tổ trước khi mất cũng nói lên tinh thần nhập thế, vô ngã, vô chấp , vô bố ý
Thân như điện ảnh hữu toàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thạnh suy vô bố uý
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch
Thân như bóng chớp có rồi không
Cây Cỏ xuân tươi thu héo vàng
Theo vận Thịnh Suy không hãi sợ
 Thịnh suy đầu cỏ tựa phơi sương
 Qua bài kệ trên chứa một triết ‎‎lý. Câu đầu là một cái nhìn về chính bản thân. Con người xuất hiện trên thế giới này đúng như một ánh chớp chỉ loé rồi tan biến chỉ sự giả hợp vay mượn tứ đại mà hình thành diễn tả tính tạm bợ chóng vánh của kiếp người. Câu hai là cái nhìn tổng quát về thế giới con người đang sống . Cây Cỏ xuân tươi thu héo vàng. Đúng là muôn vật mùa xuân thì xanh tươi , mùa thu thì khô héo. Đây là cái nhìn quy luật thế giới tự nhiên xung quanh ta. Không có cây nào tươi mà không có ngày khô héo mọi sự kèm theo cái chết. Câu ba Theo vận Thịnh Suy không hãi sợ . Cái nhìn quy luật phát triển của xã hội. Xã hội nào cũng có thịnh rồi cũng có suy, tổ chức nào cũng có lên rồi có xuống, đúng theo lời nhận định “ Không có gì là tuyệt đối,  không có gì tồn tại với thời gian ”.  Khi sự thịnh suy diễn ra chóng vánh như một hạt sương mai long lanh trên ngọn cỏ trong chốc lát biến mất dưới ánh sáng mặt trời Con người phải biết nắm lấy quy luật vận động đó  mà tạo nên sự thịnh sự suy, sự thịnh suy hoàn toàn có thể làm chủ tình thế có gì mà hãi sợ. “Không lấy chỗ trụ để trụ, không dựa vào chỗ không trụ để trụ”. Đây rõ ràng là một lời nhắn nhủ với những hành động không nên bám chặt vào những thành quả mà mình đã đạt được, không phải vì thế mà không hành động để không đạt được mục tiêu mà mình mong muốn. Đó là bài học quí giá cho cuộc xây dựng phát triển đất nước nói chung cho tổ chức GĐPT nói riêng. Đây là chánh tư duy là mục tiêu giác ngộ của chúng ta.
Vạn Hạnh đã dâng hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ độc lập cho tổ quốc, cho cuộc kiến tạo một đất nước thanh bình cho dân tộc, để lại cho chúng ta nhiều cống hiến mà cũng nhiều suy nghĩ. Đây là một cuộc đời hoạt động say mê vì quyền lợi của đất nước và của dân tộc, chứ không phải chỉ vì Phật giáo. Mà phật giáo đến thời đó đã tự nguyện đặt sự tồn tại của mình giữa lòng sự tồn tại của dân tộc. Cho nên, Vạn Hạnh đã có nhiều đóng góp lớn lao bao nhiêu cống hiến ấy sử sách đã ghi lại và  hôm nay ta còn có thể đọc được. Ra đời sau Vạn Hạnh hơn nửa thế kỷ, vua Lý‎‎ Nhân Tông đã cảm nhận công ơn ấy, viết bài thơ truy tặng:
          Vạn Hạnh dung ba cõi
          Thập hợp lắm thời xưa
Quê hương tên Cổ Pháp
Chống gậy giữ kinh vua.
Thiền sư Vạn Hạnh hợp nhất được ba cõi, quá khứ, hiện tại, vị lai đúng với tinh thần tiên tri thời cổ xưa. Quê hương danh tiếng là Cổ Pháp (kinh đô Phật giáo Việt Nam tối xưa)Thiền Sư đem gậy Thiền Học bảo vệ cho lãnh thổ quốc gia. Lời thơ truy tán của vua Lý Nhân Tông cũng đủ để kết luận một con người phi thường nhất trong lịch sử Dân Tộc.Thiền sư Vạn Hạnh có những bản chất đặc biệt trong vai trò lãnh đạo của một quốc gia và Phật giáo là con người chứng ngộ đã hiểu rõ được quy luật lịch sử, quy luật khách quan, huy động được lực lượng quần chúng kết nối mọi thành phần trong xã hội. Người hiểu rõ được tâm lý quần chúng, khát vọng quần chúng và có khả năng hoàn thành nghĩa vụ và nhu cầu thời đại đặt ra, khai sáng cả triều đại mở đầu cho thời kỳ chấn hưng văn hóa dân tộc. Đó là nhờ vào công năng hành trì, thực nghiệm chứng ngộ đối với giáo pháp của Phật giáo.
           Qua cuộc đời và sự nghiệp của Thiền Sư Vạn Hạnh chúng ta rút ra một bài học  khát vọng về tổ chức GĐPT Việt Nam trong thời đại mới. Chúng ta phải huấn luyện, đào tạo tưới tẩm đạo pháp, yểm trợ, hộ trì, cho tầng lớp trẻ có tài có đức có một vị thế trong tổ chức GĐPT, họ là người có khả năng tư duy, có óc sáng tạo, lèo lái con thuyền đi đúng định hướng, có như thế tổ chức GĐPT chúng ta mới được trường tồn.
Không có một thành tựu vững bền nào mà không nhằm đến hàng ngũ thanh thiếu niên, họ là những người tiếp nối chung ta ngày mai 

(Bài tiểu luận Đề tài Thiền Sư Vạn Hạnh  trích dẫn nhiều nguồn tài liệu)
Người làm tiểu luận
Quảng Hòa Phạm Ngọc Mỹ (GĐPT thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định)

LỄ HỘI QUÁN THẾ ÂM TẠI TỔ ĐÌNH MINH TỊNH THÀNH PHỐ QUY NHƠN

LỄ HỘI QUÁN THẾ ÂM TẠI TỔ ĐÌNH MINH TỊNH THÀNH PHỐ QUY NHƠN

BồTát Quán Thế Âm  có hạnh nguyện  “Từ Bi” đem vui cứu khổ cho chúng sanh, ngài thường xuất hiện dưới hình tượng người nữ với gương mặt dịu hiền, tay cầm tịnh bình chứa cam lồ pháp vị ngọt ngào phục sinh cho cuộc sống, một tay cầm dương liễu tượng trưng cho sự sống xanh tươi. Nơi nào có chúng sanh khổ đau nguyện đến Ngài , Ngài sẽ thị hiện cứu khổ. Hạnh nguyện của Ngài rất rộng lớn. 
 Hôm nay ngày 19/6 Âm lịch Nhâm Thìn là ngày Vía Của Ngài . Tại Tổ Đình Minh Tịnh long trọng tổ chức Lễ hội không ngoài mục đích mong muốn Ngài thị hiện đem vui, cứu khổ, cứu nạn cho dân chúng thành phố Quy Nhơn nói riêng, cho chúng sanh đất nước Việt Nam nói chung được An lạc. Lễ hội rước Ngài Quán Thế Âm có sự hiện diện của Hoà Thượng Thích Trí Giác (Uỷ Viên Ban Nghi Lễ Phật Giáo Trung Ương, chánh Đại Diện Phật Giáo thành phố Quy Nhơn) ngoài ra còn có Chư Tôn Đức và hơn 500 Phật tử về tham dự Lễ hội rước Ngài Quán thế Âm 


















KỶ NIỆM NGÀY HẠNH LẦN THỨ I GĐPT NGUYỄN HUỆ THÀNH PHỐ QUY NHƠN

KỶ NIỆM NGÀY HẠNH LẦN THỨ I GĐPT NGUYỄN HUỆ THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Hương các loài hoa bay theo chiều gió
Hương người Đức hạnh ngược gió bay xa
 Hưong thơm người đức hạnh toả ngát muôn phương  khác với hương hoa chỉ theo chiều gió“ CÔNG, DUNG, NGÔN, HẠNH ” là phẩm hạnh của con người phụ nữ. Để được điều ấy Chị Em ngành nữ GĐPT Nguyễn Huệ huân tập về chùa Nguyễn Huệ làm Lễ kỷ niệm, vào lúc 14 giờ ngày 5/8/2012 (18/6 Âm lịch Nhâm Thìn) và thi nữ công gia chánh. Mục đích nhắc nhở nhau quan sát lại Thân Tâm tự phê một cách rốt ráo, thể hiện nết na , thuỳ mỵ, đoan trang qua cách trình bày thuyết trình các món ăn tự mình chế biến cũng là để sửa chữa phẩm hạnh được viên tròn  
Chứng minh Lễ kỷ niệm Đại đức Thích Giác Hạnh Uỷ viên Ban Đại Diện Phật Giáo thành phố Quy Nhơn (Cố vấn Giáo hạnh GĐPT Nguyễn Huệ)
Chị Thị Kính Nguyễn Thị Liên dẫn chương trình lễ Kỷ niệm ngày Hạnh

Đại đức Thích Giác Hạnh Uỷ viên Ban Đại Diện Phật Giáo thành phố Quy Nhơn (Cố vấn Giáo hạnh GĐPT Nguyễn Huệ) tuyên niệm cầu gia bị

Lễ chào cờ

Chị Vạn Sương Lê Thị Bạch Tuyết đọc tiểu sử Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc
Chị Quảng Bạn Nguyễn Thị Thương Liên Đoàng trưởng GĐPT Nguyễn Huệ nói  nghĩa ngày Hạnh và tổng kết quá trình sinh hoạt GĐPT Nguyễn Huệ và phương hướng năm tới


Đoàn Thiếu Nam tặng quà lưu niệm cho đoàn thiếu nữ

Cố vấn Giáo hạnh GĐPT Nguyễn Huệ , Bác Gia trưởng, Bác Bảo trợ GĐPT Nguyễn Huệ cắt bánh sinh nhật

Lời Pháp nhũ của Đại Đức Thích Giác hạnh với GĐPT Nguyễn Huệ

Các chúng chuẩn bị cho cuộc thi CÔNG, NGÔN, DUNG, HẠNH
Chúng Sen Vàng trình bày các món ăn
Chúng Sen Hồng trình bày các món ăn

Ban giám khảo chấm điểm Thuyết trình , trình bày , chất lượng của các món ăn

Thư ký giám khảo tổng kết điểm
Phát thưởng cho các chúng nấu ăn