Tiểu luận : Đề tài Vạn Hạnh Thiền sư
Vạn
Hạnh Thiền Sư đã đi vào lịch sử của đất nước Việt Nam. Không có một lịch sử nào mà
không cho ta một bài học quý giá rút ra từ
kinh nghiệm thực tiễn.Thiền Sư Vạn Hạnh cũng là bài học lớn về tinh thần
yêu Đạo Pháp, Dân tộc, tinh thần Từ Bi , Hỷ xã, tinh thần nhập thế, vô ngã, vô
chấp , vô bố uý. Để biết được điều ấy chúng ta phải đi sâu vào cuộc đời và sự
nghiệp của Thiền Sư, quan điểm chính trị, vai trò đối với đất nước, đối với Phật
giáo. Hiểu biết Thiền Sư Vạn Hạnh là một việc hết sức cần thiết đối với thế hệ
chúng ta.
Bác
Hồ đã từng viết những vần thơ
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Thiền
sư Vạnh Hạnh tên Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh
Bắc Ninh hiện nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) sinh năm 938
mất ngày rằm tháng năm 1025
Năm 21 tuổi xuất gia giáo thọ
Thiền Ông Đạo Giả ,chùa Lục Tổ làng Dịch Bảng phủ Thiên Đức.Ngài chuyên tập tu
pháp môn “ Tổng trì tam ma địa”Ngài thuộc dòng thiền Pháp Vân Tỳ Ny Đa Lưu Chi
đời thứ 12.
Thiền sư Vạn Hạnh đã sống qua
5 triều đại khác nhau từ Dương, Ngô, Đinh, Lê, Lý.Việc hộ quốc dân an được thể
hiện rõ nét nhất qua triều Lý
Quan
điểm chính trị của Thiền Sư Vạn Hạnh phải đấu tranh như thế nào để cho đất nước
có người làm chủ. Chỉ khi nào đất nước có người làm chủ thì Phật Giáo phát triển
và hưng thịnh. Lợi ích Phật giáo đã phụ thuộc hoàn toàn vào lợi ích của dân tộc.
Phật Giáo không thể phát triển bên ngoài dân tộc và càng không thể hưng thịnh
khi dân tộc mất chủ quyền. Vai trò Phật giáo, để đất nước phát triển là đấu
tranh cho đất nước có chủ quyền, hộ pháp cho đất nước gắn liền với dân tộc. Hoằng
pháp giáo dục làm tốt đời đẹp đạo, muốn sống đạo là phải thực hiện nghĩa vụ đối
với đời. Thiền Sư Vạn Hạnh thể hiện qua hành động yểm trợ và tạo điều kiện cho
Lý Công Uẩn làm chủ được đất nước chính vì lòng yêu đạo pháp và dân tộc, nhận
thấy Lê Long Đĩnh là vị vua tàn ác, truy lạc, không đủ năng lực và uy tín trị
nước. Nhận thấy vận nước đang ngàn cân treo sợi tóc, vì dân vì nước muốn cứu quốc
khỏi lâm nguy. Thiền sư Vạn Hạnh tung sấm ngôn trong dân chúng. Để nhân dân biết
rõ tình hình của triều đình và giới thiệu cho mọi người biết đến Lý Công Uẩn, vị
vua kế nhiệm sau cuộc cách mạng thành công. Báo trước cho dân chúng nhà Lý lên
ngôi thay nhà Lê. Có bài sấm như thế này:
“Gốc cây thăm thẳm
Bẹ lá xanh xanh
Hoa đào mộc rụng
Thập bát tự thành
Cung Chấn trời hiện
Cung Đoài sao chênh
Khoảng sáu bảy ngày
Thiên hạ thái bình”
Vạn
Hạnh còn cho người viết bảng đem treo ngoài đường cái, báo cho mọi người một
tin vui
Tật
Lê chìm bể Bắc
Hạt
Lý mọc trời Nam
Bốn
phương gươm giáo lặng
Tám
cỏi mừng bình an
Bốn câu kệ của Vạn Hạnh thiền sư có nghĩa
Triều đại nhà Lê sẽ chấm dứt thay vào đó là triều đại nhà Lý. Chúng ta càng thấy
rõ vai trò lãnh đạo thần kỳ của Vạn Hạnh. Ngài đã chuẩn bị tất cả, tổ chức, vận
động từ quan võ cho đến thứ dân. Khi thời khắc chín muồi, thiền sư đã ra tay
hành động, vừa để tránh cho dân tộc khỏi rơi vào vực thẳm, vừa để xây dựng
trên đống tro tàn, bạo trị, một lâu đài Việt Nam nguy nga, tráng lệ, một sự
nghiệp Việt Nam trường tồn bất tử ngàn năm. Có thể khẳng định, thiền sư Vạn Hạnh
là linh hồn của cuộc cách mạng bất bạo động, để xây dựng một đất nước hoàn toàn
độc lập. Trên phương diện biện chứng, thì cuộc cách mạng được diễn ra “đúng thời
điểm chín muồi” nên đã hoàn toàn thành công mỹ mãn. Cuộc cách mạng đã đi đúng
tiến độ của nó, giúp cho đất nước ổn định và thiền sư Vạn Hạnh là người định hướng
cho đất nước phát triển trong thời đại mới, mở ra thời kỳ vàng son cho đất nước
và Phật giáo. Thiền Sư còn dạy Lý Thái Tổ đã làm tròn trách nhiệm của một ông
vua đối với đất nước, thương dân như con, là một người Phật tử thuần
thành: dựng chùa, thỉnh kinh từ Trung Quốc,
đúc chuông, tạo tượng, giảng kinh, truyền bá Chánh pháp, xá tội vong nhân...
khiến cho cả triều đại nhà Lý bao trùm tinh thần Phật giáo “từ bi hỷ xả”, vừa
oanh liệt về chiến công, vừa nhân từ về chính trị. Những việc làm của Lý Thái Tổ
yêu nước thương dân và đạo pháp là bản sao của Thiền Sư Vạn Hạnh vì Lý Thái Tổ được sự nuôi dưỡng dạy dỗ tận tình của Thiền
Sư Vạn Hạnh. Trong bước đầu dựng nước, chính Thiền sư đã vạch ra chiến lược lâu
dài tham mưu Vua Lý Thái Tổ dời đô về
Thăng Long vào mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất 1010, Đứng trên bình diện thực tế
để nhận xét, chúng ta cũng thừa biết Vạn Hạnh rất giỏi về thuật phong thủy, nên
Lý Công Uẩn đã nhận ra ngay vị trí chiến lược là dời đô: “Xét cả nước Việt
ta nơi đây quả là thánh địa, đủ làm yếu điểm để bốn phương tụ hội, làm thượng
đô cho muôn đời” (chiếu dời đô). Đất Thăng Long là nơi nằm ở vị trí giữa
đồng bằng sông Nhị, dân cư trù phú, đặc biệt là toàn bộ dân chúng, nhất là vùng
này đều thấm nhuần tư tưởng Phật giáo qua nhiều thế hệ. Ngay cả đội ngũ trí thức
cũng như quần chúng lao động số đông đều theo Phật giáo,với một tầm nhìn siêu
việt, không phải chỉ là việc dời đô đơn thuần mà đó là chiến lược xuyên thế kỷ
của thiền sư Vạn Hạnh: Với chiếu dời đô đầy đủ ý nghĩa “nghĩ sâu, ý xa, lý
rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” khẳng định chiến lược xây dựng và bảo vệ đất
nước là nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc mang tính chất lâu dài và ổn định, mở một
chiều hướng mới của lịch sử dân tộc, quyền được sống hạnh phúc trong lãnh thổ
toàn vẹn của đất nước, với toàn thể sự sinh hoạt theo phong tục tập quán của nền
văn hóa lâu đời của dân tộc mà không bị một thế lực ngoại bang nào chi phối cả.
Triều Lý tồn tại lâu nhất trong lịch sử nước Đại Việt. Rõ ràng Vạn Hạnh có vai
trò rất lớn đối với đất nước, đạo pháp, dân tộc không những thế Thiền Sư Vạn Hạnh
còn có tinh thần Từ bi Hỷ xã, tinh thần nhập thế, vô ngã, vô chấp, vô bố ý Tên
Đỗ Ngân âm mưu hại sư, biết trước sự việc,Thiền Sư đưa cho y bài thơ này, thế
là hắn hoảng sợ .Chỉ cần một bài thơ mà Vạn Hạnh chặng đứng âm mưu
Thổ, Mộc sanh nhau Cấn
với Kim
Vì sao ôm ấp lòng hận
phiền
Bấy giờ tôi biết lòng
buồn dứt
Thật đến sau này chẳng
bận tâm
Ngoài ra bài kệ thị tịch 28
chữ của Thiền sư Vạn Hạnh đọc cho đệ tử nghe trước chùa Lục Tổ trước khi mất
cũng nói lên tinh thần nhập thế, vô ngã, vô chấp , vô bố ý
Thân như điện ảnh hữu toàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thạnh suy vô bố uý
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.
Dịch
Thân như bóng chớp có rồi không
Cây Cỏ xuân tươi thu héo vàng
Theo vận Thịnh Suy không hãi sợ
Thịnh
suy đầu cỏ tựa phơi sương
Qua bài kệ trên chứa một triết lý. Câu đầu là một
cái nhìn về chính bản thân. Con người xuất hiện trên thế giới này đúng như một
ánh chớp chỉ loé rồi tan biến chỉ sự giả hợp vay mượn tứ đại mà hình thành diễn
tả tính tạm bợ chóng vánh của kiếp người. Câu hai là cái nhìn tổng quát về thế
giới con người đang sống . Cây
Cỏ xuân tươi thu héo vàng. Đúng là muôn vật mùa xuân thì xanh
tươi , mùa thu thì khô héo. Đây là cái nhìn quy luật thế giới tự nhiên xung
quanh ta. Không có cây nào tươi mà không có ngày khô héo mọi sự kèm theo cái chết.
Câu ba Theo vận Thịnh Suy
không hãi sợ
. Cái nhìn quy luật phát triển của xã hội. Xã hội nào cũng có thịnh rồi cũng có
suy, tổ chức nào cũng có lên rồi có xuống, đúng theo lời nhận định “ Không có
gì là tuyệt đối, không có gì tồn tại với
thời gian ”. Khi sự thịnh suy diễn ra
chóng vánh như một hạt sương mai long lanh trên ngọn cỏ trong chốc lát biến mất
dưới ánh sáng mặt trời Con người phải biết nắm lấy quy luật vận động đó mà tạo nên sự thịnh sự suy, sự thịnh suy hoàn
toàn có thể làm chủ tình thế có gì mà hãi sợ. “Không lấy chỗ trụ để trụ, không dựa vào chỗ không trụ
để trụ”.
Đây rõ ràng là một lời nhắn nhủ với những hành động không nên bám chặt vào những
thành quả mà mình đã đạt được, không phải vì thế mà không hành động để không đạt
được mục tiêu mà mình mong muốn. Đó là bài học quí giá cho cuộc xây dựng phát
triển đất nước nói chung cho tổ chức GĐPT nói riêng. Đây là chánh tư duy là mục
tiêu giác ngộ của chúng ta.
Vạn
Hạnh đã dâng hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ độc lập cho tổ quốc, cho
cuộc kiến tạo một đất nước thanh bình cho dân tộc, để lại cho chúng ta nhiều cống
hiến mà cũng nhiều suy nghĩ. Đây là một cuộc đời hoạt động say mê vì quyền lợi
của đất nước và của dân tộc, chứ không phải chỉ vì Phật giáo. Mà phật giáo đến
thời đó đã tự nguyện đặt sự tồn tại của mình giữa lòng sự tồn tại của dân tộc.
Cho nên, Vạn Hạnh đã có nhiều đóng góp lớn lao bao nhiêu cống hiến ấy sử sách
đã ghi lại và hôm nay ta còn có thể đọc
được. Ra đời sau Vạn Hạnh hơn nửa thế kỷ, vua Lý Nhân Tông đã cảm
nhận công ơn ấy, viết bài thơ truy tặng:
Vạn Hạnh dung ba cõi
Thập hợp
lắm thời xưa
Quê hương tên Cổ Pháp
Chống gậy giữ kinh vua.
Thiền sư Vạn Hạnh hợp nhất được ba cõi, quá khứ, hiện
tại, vị lai đúng với tinh thần tiên tri thời cổ xưa. Quê hương danh tiếng là Cổ Pháp (kinh đô Phật giáo Việt
Nam tối xưa)Thiền Sư đem gậy Thiền Học bảo vệ cho lãnh thổ quốc gia. Lời
thơ truy tán của vua Lý Nhân Tông cũng đủ để kết luận một con người phi thường
nhất trong lịch sử Dân Tộc.Thiền sư Vạn Hạnh có những bản chất đặc biệt trong
vai trò lãnh đạo của một quốc gia và Phật giáo là con người chứng ngộ đã hiểu
rõ được quy luật lịch sử, quy luật khách quan, huy động được lực lượng quần
chúng kết nối mọi thành phần trong xã hội. Người hiểu rõ được tâm lý quần
chúng, khát vọng quần chúng và có khả năng hoàn thành nghĩa vụ và nhu cầu thời
đại đặt ra, khai sáng cả triều đại mở đầu cho thời kỳ chấn hưng văn hóa dân tộc.
Đó là nhờ vào công năng hành trì, thực nghiệm chứng ngộ đối với giáo pháp của
Phật giáo.
Qua cuộc đời và sự nghiệp của Thiền Sư Vạn Hạnh
chúng ta rút ra một bài học khát vọng về
tổ chức GĐPT Việt Nam trong thời đại mới. Chúng ta phải huấn luyện, đào tạo tưới
tẩm đạo pháp, yểm trợ, hộ trì, cho tầng lớp trẻ có tài có đức có một vị thế
trong tổ chức GĐPT, họ là người có khả năng tư duy, có óc sáng tạo, lèo lái con
thuyền đi đúng định hướng, có như thế tổ chức GĐPT chúng ta mới được trường tồn.
“Không có một thành tựu vững bền nào mà không nhằm
đến hàng ngũ thanh thiếu niên, họ là những người tiếp nối chung ta ngày mai”
(Bài tiểu luận
Đề tài Thiền Sư Vạn Hạnh trích dẫn nhiều
nguồn tài liệu)
Người làm tiểu
luận
Quảng Hòa Phạm
Ngọc Mỹ (GĐPT thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định)