PHƯƠNG THỨC TU HỌC-HUẤN LUYỆN-SINH HOẠT GĐPT
Tiểu luận năm thứ II Bậc lực IV Quảng Hòa Phạm Ngọc Mỹ (Học viên số
178)
Kính thưa các Anh Chị Ban Hướng dẫn Phân Ban GĐPT
Trung Ương, Ban điều hành Bậc Lực IV (2011-2015) cho Tôi xin trình bày Phương
thức Tu học, huấn luyện và sinh hoạt GĐPT theo bài vở mà tôi đã học và suy nghĩ
thô thiển của tôi
DẪN NHẬP:
Anh Chị Em chúng ta ai ai cũng hiểu rõ
mục đích GĐPT là “Đào luyện Thanh ,Thiếu, Đồng niên tin Phật Trở thành Phật Tử
chân chính. Góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội”
Muốn Đào Luyện
Thanh Thiếu, Đồng niên Tin Phật theo mục đích và tôn chỉ ấy là người Huynh
Trưởng trước hết chúng ta phải thấu hiểu tâm lý từng ngành để áp dụng vào mục
đích tu học, huấn luyện, sinh hoạt
I/TU HỌC
Chương trình tu
học nhằm mục đích Đào luyện Huynh trưởng và Đoàn sinh về mặt giáo lý có kiến
thức phổ thông, có khả năng chuyên môn, óc sáng tạo để áp dụng vào đời sống, mở
mang trí tuệ và tu dưỡng đạo đức nhưng với lứa tuổi khác nhau thì trình độ hiểu
biết khác nhau vì vậy chúng ta phải có chương trình tu học từng bậc học khác
nhau thông qua tâm lý
1/ Tâm lý Oanh Vũ
tuổi từ 10 đến 12 gọi là thời kỳ “Ước lệ”rất phong phú và phức tạp nếu
không hiểu rõ sự giáo dục hoàn toàn thất bại
Ngành Oanh Vũ có tính bắt chước đây là đặc điểm quan
trọng nhất, ngoài sự bắt chước còn có tính hiếu động, tò mò, thích khôi
hài….Chính vì thế chúng ta phải áp dụng triệt để phương pháp giáo dục huân tập và hoạt động,
để trẻ con học tập bằng hoạt động phát triển trí tuệ, tâm lý, tình cảm, sinh lý
bằng sự hoạt động của chính mình. Con người có thể uốn nắn bằng huân tập. Trong
chương trình tu học cần phải có các dụng cụ ,vật dụng ,hình ảnh,… . Cho thấy,
cho xem, cho nghe, cho hỏi, phát triển
chuẩn tử thiện, phát triển phật tánh, để bài giảng được phong phú cho dễ nhớ và
dễ tiếp thu. Bài học Lịch sử Đức Phật Thích Ca cần có tranh ảnh qua hình thức
kể truyện, khi học gút phải có dụng cụ
bảng gút để minh họa trong công việc thắt gút , với lứa tuổi này ca dao, hoặc bài hát
rất dễ nhớ và khó quên trong tâm
trí của các em, ví dụ bài hát(Ánh Đạo vàng) cũng nói lên Lịch sử Đức Phật Thích
ca. Bài học lục hòa cần biên soạn hình thức thơ cho dễ nhớ khác với chường
trình Tu học ngành Thiếu và ngành Thanh
Thân hòa vui
ở cùng nhau
Khẩu hòa ăn
nói trước sau dịu dàng
Ý hòa suy
luận suy bàn
Kiến hòa
đồng giải hoàn toàn hiểu chung
Lợi hòa phân
phối khắp cùng
Giới hòa cố giữ nguyện chung tu trì
Tuyệt đối không dùng phương pháp nhồi sọ. Điều này
chúng ta cũng đã thấy rõ Sở giáo dục và đào tạo đã biên soạn chương trình cho
các lớp tiểu học qua tranh ảnh và bài học thuộc lòng
2/Tâm lý Thiếu niên và Thanh Niên
Thiếu niên từ 13 đến 18 gọi là thời kỳ “Trực Giác” một thế giới lạ
lùng, rất kỳ ảo và phức tạp
a,Đặc
điểm nối bật ngành Thiếu là hiếu động, hiếu thắng, thích ganh đua chúng ta
phải áp dụng 3 phương pháp Huân tập, lý giải và hoạt động. Trong độ tuổi này
tiếp thu rất nhanh chóng nhưng lại thường bận học trên trường và học thêm phụ
đạo. Trong vấn đề tu học không nên áp đặt
sẽ là gánh nặng áp lực cho các em, mà phải biến sự học thành cuộc chơi
dựa vào tính hiếu động , hiếu thắng , thích ganh đua qua hình thức giải thích
những nội dung chính cho các em đọc qua bài
vài lần, chia nhóm để các em tự
đặt câu hỏi cho nhóm kia. Điều này sẽ làm cho các em sẽ hiểu rõ bài học vì
người ra câu hỏi sẽ phải hiểu rõ câu trả lời câu hỏi đó.Thế là bài học các em
sẽ hiểu rõ tường tận và khó quên vì chính các em là người đặt ra câu hỏi. Cần
phải có phần thưởng động viên, khích lệ để gây cho sự hứng thú các em
b/
Ngành Thanh từ 19 trở lên gọi là thời kỳ “Lý Tính”
Đặc
điểm nổi bật ngành Thanh những đức tính bồng bột và hiếu động bắt đầu lắng
xuống. Chúng ta chú trọng phương pháp Lý giải và Quán niệm, thực hiện các buổi
học thảo luận, nghiên cứu và thuyết trình, tập thiền quán.Qua hình thức Lý giải
và thuyết trình sẽ làm cho bài học hấp dẫn , không nhàm chán . Đây cũng không
phải là điều mới lạ.
II/ HUẤN LUYỆN
Chương trình tu
học huấn luyện nhằm mục đích đào luyện cho đoàn sinh Tuyết Sơn, Anôma -Ni Liên,
trang bị cho Huynh trưởng Lộc Uyển , A Dục, Huyền Trang…có đầy đủ yếu tố căn
bản, đạo đức tác phong gương mẫu đúng đắn, rèn luyện tự thân, có kiến thức có
khả năng chuyên môn, có ý chí và tinh thần dũng mãnh.
Đó là sự truyền
trao kinh nghiệm, là hành trang cho Đoàn sinh, Huynh trưởng tiếp nối mục đích và lý tưởng GĐPT chính vì thế chúng
ta phải chấp hành đúng nội quy và quy chế của tổ chức GĐPT, không xuề xòa trong
tổ chức huấn luyện, mỗi trại huấn luyện có sự rèn luyện khác nhau về nội dung
tu học và tinh thần kỷ luật khác nhau,
tránh sự đốt cháy giai đoạn, học vượt khóa trại, nó giống như lâu đài xây trên
cát không sớm thì muộn sẽ đổ vỡ
1/ Huấn
luyện Oanh vũ (trại Tuyết Sơn)
Lứa tuổi từ 10
đến 12, lứa tuổi ấy còn nhỏ được cha mẹ quan tâm lo lắng nuông chìu, ít xa nhà
nên thường nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nên huấn luyện các em thời gian ngắn nhất, hai
ngày một đêm. Với một đêm xa nhà đối với các em là chuyện rất khó làm được vì
tính nhát gan. Chúng ta phải động viên vỗ vờ giúp các em tự lập với kỷ năng
sống như “Con đã lớn khôn” đối đãi dịu dàng, săn sóc và đùm bọc, cho ăn uống
trong tinh thần lục hòa . Trong huấn luyện kỷ năng cần phải khôi hài. Với tính
bắt chước của các em, dạy cho các em thực hành điều tốt, tư cách đạo đức tác
phong của chúng ta là tấm gương để cho
các em noi theo để các em trở thành “NGOAN ”mà nội lệ GĐPT đề ra
2/ Huấn luyện Thiếu (trại ANôMa -Ni Liên)
Với lứa tuổi 13 đến 18 lúc nào cũng tỏ ra mình là
người lớn, thích làm nguời lớn vì vậy phân công và phân nhiệm trong mọi công
việc cho lứa tuổi này rất thích thú. Chúng ta giáo dục cho lứa tuổi này phát
triển tinh thần đồng đội và thể chất, giáo dục về sự đối đãi với gia đình, với
Huynh trưởng, với đồng đội, với đoàn sinh, làm sao để sống lục hòa. Tạo cho lứa
tuổi này lý tưởng kỷ luật, tự nguyện thực hành. Rèn thêm kiến thức Phật Pháp ,
hoạt động thanh niên, hoạt động xã hội, văn nghệ , phương pháp học là thực hành
để các em có vốn mà lãnh đạo đội chúng
3/Huấn huyện ngành Thanh
a, Huấn luyện Trại Lộc Uyển
Đã bắt đầu là Huynh trưởng là đoàn phó của một GĐPT
chúng ta cần phải
-Rèn
luyện tinh thần và ý chí “Đúng giờ- Lanh lẹ- Tư cách đúng đắn” sẵn sàng “Răng
đe ,trừng phạt” có điều sai phạm tác phong bên ngoài và đức độ bên trong. Trong
huấn luyện cần phải chia làm 2 giai đoạn nhằm vào thứ bảy và chủ nhật không nên liên tục để các Anh Chị trong Ban Quản trại có thời
gian trong công việc làm ăn sinh sống và các Anh Chị trại sinh còn có thời gian
suy ngẫm để kết quả khảo sát được tốt hơn
-Cung
cấp kiến thức để tổ chức và điều hành GĐPT
-Rèn
luyện kỷ năng chuyên môn ( điều khiển sinh hoạt,, hoạt động thanh niên, văn
nghệ…)
b/ Huấn Luyện Trại A Dục
Bắt buộc trai sinh phải chịu đựng nhiều gian khổ, kể
cả những thử thách, phương tiện tạo ra
nhằm rèn luyện năng lực, un đúc ý chí, chịu đựng nhiều gian khổ. A Dục
là “Khắc khổ và lục hòa” . Nên tổ chức
trò chơi lớn trong huấn luyện vượt suối băng đèo, cam go thử thách, tổ chức lửa
trại, cách hóa trang lửa trại đó chính
là tạo cho Anh Chị ấy tìm cái gian khổ trong cái vui, gây ấn tượng khó quên sau
một khóa huấn luyện.Trao kỷ năng vạch chương trình tu học của đoàn, hoạt động của đoàn(Kế hoạch và thực hiện).
Công tác từ thiện xã hội các Anh chị ấy thích hòa mình vào công tác.
c/
Huấn luyệnTrại Huyền Trang
Các Anh Chị ấy
đã thâm niên Huynh trưởng đã hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đạo pháp ,
đối với tổ chức, đối với phụ huynh, đối với đoàn sinh, tự xác định và nhắc nhở
mình trong hiện tại và tương lai. Để các Anh Chị tự học tự luyện là chính thông
qua hình thức thảo luận, Các Anh Chị ấy tự quản, ý thức kỷ luật tự giác sinh
hoạt nhẹ nhàng chứ không ồn ào năng nổ như trại Lộc Uyển hay A Dục. Cần phải bồi dưỡng khóa hành chánh lễ lược
GĐPT giúp các Anh Chị trong công việc
điều hành được tốt hơn. Một khóa tu Bát Quan trai sẽ giúp cho các Anh Chị
ấy có điều kiện sống trong tĩnh thức nội
tâm
III/SINH HOẠT
Căn cứ vào sự khám phá khoa tâm lý học. Giới tính khác
nhau sự sinh hoạt sinh lý có những điểm khác nhau, chính vì thế phải có thời
gian trong sinh hoạt tự trị đoàn sau giờ Lễ Phật. Sau tu học các bậc học phải
có chương trình trò chơi. Tất cả đoàn sinh đến với GĐPT hầu hết chỉ ham vui,
chỉ có một số ít đến với GĐPT để học giáo lý và rèn luyện tự thân, vì lẻ đó
chúng ta khuyến hóa từ vui chơi đến với GĐPT thành mục đích lý tưởng cao đẹp.
Trò chơi trong sinh hoạt trong tổ chức GĐPT là món ăn tinh thần, làm giảm đi
strees do sự học quá đè nặng .Trò chơi không những chỉ có giải trí vui chơi
lành mạnh, mà giáo dục đoàn sinh bằng phương pháp hoạt động và huân tập, rèn
luyện thân thể , rèn luyện giác quan. Trò chơi trong sinh hoạt gia đình là
phương tiện đưa giáo lý vào tâm thức các em nhẹ nhàng tự nhiên như những trò
chơi gợi lên lòng từ bi, những trò chơi phát huy trí tuệ, những trò chơi củng
cố khắc sâu vào điều mới học. Hầu hết tất cả đoàn sinh bận học phụ đạo ở
trường lẫn cả ngày chủ nhật, chúng ta
cần nắm rõ thật chính xác nên uyển chuyển, có em học giáo lý rồi phải đến giờ
đi học, có em đến giờ sinh hoạt mới đến vì bận học phụ đạo. Cho nên điều cần
thiết nhất là phải phật hóa trò chơi ,luôn luôn đổi mới trò chơi tránh sự nhàm
chán vì trò chơi cũ. Phật hóa trò chơi qua hình thức trò chơi đấu trường 100 về
phật pháp, chiếc nón kỳ diệu , tìm vần T trong giáo lý (Tinh Tấn , Thanh Tịnh,
Từ Bi, Tam bảo….) trò chơi năm hạnh v…v
.Trong sinh hoạt GĐPT các bài hát làm sống động trò chơi không thể thiếu được,
chúng ta cần phải có nhiều bài hát mới để tránh nhàm tẻ với những bài hát cũ
rích. Cần phải phổ nhạc sáng tác nhiều
bài hát sinh hoạt vui nhộn dựa trên tinh thần phát triển lòng từ bi, đưa con
người đến cư xử đạo đức hướng thiện có như thế mới hoằng dương chánh pháp trong
vui chơi có học trong học có vui chơi, đó là chúng ta đã biến trò chơi thành
bài học để giáo lý Phật đến với tất cả đoàn sinh cho dù thời gian không cho
phép đến với các em. Chúng ta phải định
kỳ thời gian cho giao lưu với các GĐPT lân cận để thay đổi không khí sinh hoạt,
đó cũng là yếu tố đưa các em đến tổ chức GĐPT vì có thêm bạn mới và vui chơi
học hỏi, cũng là dịp để giáo dục nhân cách con người
KẾT LUẬN
Trong vấn đề tu học,
huấn luyện và sinh hoạt trong GĐPT. Người Huynh trưởng chúng ta phải
luôn luôn trao dồi trên mọi lãnh vực Phật Pháp, Hoạt Động Thanh niên, Hoạt động
Xã hội, Văn nghệ, phải thấu hiểu tâm lý, rèn luyện kỷ năng thuyết trình trước
đám đông, tu tập tự thân, từ đức độ bên trong cho đến tác phong bên ngoài, có
như thế mới không hổ thẹn là Huynh trưởng GĐPT là một kỷ sư tâm hồn, làm nở hoa
trong cuộc sống, hướng dẫn đàn em kế nghiệp lý tưởng của GĐPT
Người viết
Quảng Hòa Phạm Ngọc Mỹ
(Học viên số 178)
Chụp hình lưu niệm với anh Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ Phó Phân Ban Hướng Dẫn GĐPT Bình Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét